Việc tự do kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp luôn đi kèm với trách nhiệm đối với môi trường, cộng đồng và xã hội nơi họ hoạt động. Trong hành trình xây dựng và vận hành một dự án, giấy phép môi trường sẽ đảm bảo rằng mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ các quy tắc bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, hãy cùng Makeforum tìm hiểu chi tiết giấy phép môi trường là gì cũng như những đối tượng cần cấp giấy phép.
Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường là một văn bản pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Chứng nhận rằng một tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự án đã đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường. Mục đích chính của giấy phép môi trường là giám sát và kiểm soát các hoạt động có thể tác động đến môi trường, đảm bảo rằng chúng được thực hiện một cách bền vững và không gây hại đến tài nguyên tự nhiên và sức khỏe cộng đồng.
Các yếu tố quan trọng thường được xem xét khi cấp giấy phép môi trường. Như xác nhận rằng các phương tiện xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Đảm bảo rằng các hoạt động không ảnh hưởng đến động vật và thực vật địa phương. Đảm bảo rằng các biện pháp an toàn và nguy cơ đã được xem xét để giảm thiểu rủi ro cho môi trường và cộng đồng.
Xem thêm: Top 5 Bếp Gas Dưới 2 Triệu Chất Lượng Cao Nên Mua Nhất
Những ai cần phải có giấy phép môi trường?
Giấy phép môi trường là gì? Các đối tượng nào cần phải có giấy phép môi trường để tránh bị phạt? Theo quy định của luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam, các đối tượng sau đây cần phải có giấy phép môi trường.
Đối tượng 1: Đối với dự án đầu tư thuộc nhóm I, nhóm II và nhóm III, khi phát sinh nước thải, bụi, khí thải vào môi trường. Cũng như khi có chất thải nguy hại phát sinh, phải tuân thủ quy định về xử lý và quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Đối với các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn giấy phép môi trường.
Đối tượng 2: Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, các cụm công nghiệp có hoạt động trước ngày 01/01/2022 và có tiêu chí về môi trường như đối tượng 1, cũng phải có giấy phép môi trường theo quy định.
Không đăng ký giấy phép môi trường có bị phạt không?
Những thông tin trên đã giải đáp về thắc mắc giấy phép môi trường là gì. Vậy sẽ thế nào nếu các đối tượng không đăng ký giấy phép môi trường theo quy định của nhà nước? Nếu các doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh, xây dựng, dự án thuộc các nhóm đối tượng đã được nhắc ở trên không có giấy phép môi trường có thể bị phạt tiền. Mức phạt thấp nhất từ 30 triệu đồng và cao nhất lên đến 220 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động 3-6 tháng. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp còn có thể buộc phải di dời dự án đến địa điểm khác.
Xem thêm: Top 8 Máy Hút Mùi Hafele Tốt Nhất Và Được Yêu Thích Nhất Hiện Nay
Thời hạn của giấy phép môi trường
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau theo Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
7 năm đối với dự án đầu tư thuộc nhóm I. 7 năm đối với cơ sở sản xuất, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, các cụm công nghiệp có hoạt động trước ngày 01/01/2022 và có tiêu chí về môi trường tương tự như các đối tượng thuộc nhóm I.
Đối với đối tượng không thuộc vào 02 trường hợp nêu trên, thời hạn của giấy phép môi trường được quy định là 10 năm. Tuy nhiên, có thể có sự điều chỉnh về thời hạn này theo đề xuất của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, hoặc chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, các chủ dự án. Điều này có thể dẫn đến việc giảm thời gian hiệu lực của giấy phép môi trường so với thời hạn mặc định nếu có các yếu tố hoặc điều kiện đặc biệt đòi hỏi điều chỉnh.
Hồ sơ đề nghị đăng ký giấy phép môi trường
Đăng ký giấy phép môi trường là gì? Hồ sơ cần có những loại giấy tờ nào? Sau đây là các hồ sơ cần có để đăng ký đề nghị cấp phép giấy môi trường:
- Văn bản đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường lên cơ quan có thẩm quyền;
- Các tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của toàn bộ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Xem thêm: Top 5 Loại Tôn Lợp Mái Tốt Nhất Hiện Nay Và Được Tin Dùng
Quy trình, thủ tục đăng ký giấy phép môi trường
Bên cạnh những chia sẻ về định nghĩa giấy phép môi trường là gì. Tiếp theo là quy trình đăng ký xin cấp giấy phép môi trường như thế nào? Xin giấy phép môi trường ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay các bước thực hiện ngay dưới đây.
Bước 1 – Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ dự án đầu tư và cơ sở có thể chuyển hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền bằng cách trực tiếp nộp tại văn phòng cơ quan, sử dụng dịch vụ bưu điện, hoặc gửi dưới dạng bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2 – Cơ quan tiếp nhận và thực hiện kiểm tra hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường chịu trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Đồng thời, họ công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước và bí mật doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cơ quan này cũng thực hiện tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, và cá nhân liên quan.
Các việc thực hiện bao gồm kiểm tra thực tế thông tin về dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, và cụm công nghiệp. Cơ quan cũng tổ chức việc thẩm định và cấp giấy phép môi trường. Quy trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả có thể được thực hiện trực tiếp, qua dịch vụ bưu điện, hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, tùy thuộc vào đề xuất của chủ dự án đầu tư và cơ sở.
Bước 3 – Lấy ý kiến
Trong trường hợp các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thực hiện hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận từ cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi trước khi cấp giấy phép môi trường.
Tương tự, đối với dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan đảm nhận cấp giấy phép môi trường cần thu được ý kiến bằng văn bản từ chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, chủ dự án đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
Xem thêm: Các Kích Thước Màn Hình LED Sân Khấu Chuẩn Nhất
Bước 4 – Cơ quan cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp đủ điều kiện
Sau khi qua quá trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, lấy ý kiến từ các trường hợp nêu trên. Nếu được duyệt và không có các vấn đề phát sinh, thì các doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép môi trường theo quy định của nhà nước.
Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn rõ hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường hoặc cần dịch vụ đánh giá tác động môi trường. Bạn có thể tìm đến các công ty tư vấn môi trường uy tín để được hỗ trợ tư vấn cụ thể
Như vậy, toàn bộ thông tin trên đã chia sẻ về giấy phép môi trường là gì cũng như những đối tượng, thời hạn, quy trình cấp giấy phép môi trường. Hy vọng nội dung bài viết có thể giúp ích được cho các quý doanh nghiệp.